Cẩm nang sức khỏe

NHỊP TIM BÌNH THƯỜNG CỦA NGƯỜI GIÀ LÀ BAO NHIÊU?

Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu

Nhịp tim là dấu hiệu quan trọng đầu tiên giúp ta biết được sức khỏe của mình, nhất là với người già, việc giữ gìn sức khỏe tim mạch cực kỳ quan trọng. Nếu tim có vấn đề, nó có thể ảnh hưởng rất lớn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người cao tuổi. Vậy, nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu với Y tế giá sỉ nhé!

1. Nhịp tim bình thường của người già

Những người ở độ thường tuổi trên 45 thường có nhịp tim bình thường dao động trong khoảng từ 60 đến 90 nhịp/phút. Tuy nhiên, để có cái nhìn cụ thể hơn, bạn có thể xem xét theo các khoảng độ tuổi và giới tính như sau:

Chỉ số nhịp tim bình thường của nam giới lớn tuổi:

  • Từ 46 đến 55 tuổi: Tối thiểu từ 72 đến 76 nhịp/phút.
  • Từ 56 đến 65 tuổi: Tối thiểu từ 72 đến 75 nhịp/phút.
  • Độ tuổi > 65: Tối thiểu từ 70 đến 73 nhịp/phút.

Chỉ số nhịp tim bình thường của nữ giới lớn tuổi:

  • 46 đến 55 tuổi: Tối thiểu 74 đến 77 nhịp/phút.
  • 56 đến 65 tuổi: Tối thiểu từ 74 đến 77 nhịp/phút.
  • > 65 tuổi: Tối thiểu từ 73 đến 76 nhịp/phút.

Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ số này có sự biến đổi nhất định tùy thuộc vào thời điểm đo, trạng thái nghỉ ngơi, sau khi vận động hoặc theo điều kiện sống. Tuy có những thay đổi nhỏ, nhưng nói chung, chỉ số này không dao động lớn.

Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu

2. Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim đập quá chậm, nhanh hoặc không đều. Điều này có thể làm cho máu không lưu thông đúng cách trong cơ thể, gây ra những vấn đề như chóng mặt, ngất xỉu và khó thở. Nếu nhịp tim không ổn định, nó cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ

3. Nhịp tim của người già như thế nào là nguy hiểm?

Không chỉ ở người già mà đối với mọi độ tuổi, bất kỳ biến đổi nào về nhịp tim đều được coi là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe. Khi đã hiểu về nhịp tim bình thường ở người già, nhận ra rằng nếu nhịp tim vượt quá giới hạn bình thường, việc kiểm tra và xác định nguyên nhân là cần thiết.

Các trường hợp sau được xem là nhịp tim bất thường và tiềm ẩn nguy hiểm:

  • Mạch đập không đều: sự không ổn định của nhịp tim, có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim.
  • Nhịp tim nhanh: khi xuất hiện các cơn nhịp nhanh đột ngột hoặc tình trạng rung nhĩ nhanh, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
  • Nhịp tim chậm: trong các trường hợp suy nút xoang, Block nhĩ thất,… khiến cho nhịp tim đập chậm hoặc rất chậm, thậm chí ngừng lại, cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân.

Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu

4. Yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim ở người cao tuổi

Tương tự như việc tập thể dục, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến nhịp tim biến đổi đột ngột. Một số lý do phổ biến bao gồm bệnh tật, cảm sốt, tình trạng mất nước, căng thẳng, thuốc đang sử dụng, và các vấn đề sức khỏe khác.

4.1 Mất nước

Khi mất nước, thể tích máu giảm và tim phải làm việc nặng hơn để cung cấp đủ máu cho cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tăng nhịp tim và cảm giác đánh trống ngực (tim đập thình thịch hoặc không đều). Do đó, việc thường xuyên bù nước là rất quan trọng để điều chỉnh nhịp tim và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Phụ nữ nên tiêu thụ khoảng 6-8 ly nước mỗi ngày (tương đương 1,6 lít), trong khi nam giới nên uống khoảng 8-10 ly (tương đương 2 lít).

4.2 Nhiễm trùng, sốt

Nhịp tim có thể tăng lên khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc phát sốt. Điều này là hiện tượng bình thường do tim cần phải bơm máu mạnh hơn để cung cấp oxy và đưa tế bào miễn dịch đi khắp cơ thể, hỗ trợ trong quá trình chống lại nhiễm trùng. Nhiễm virus như cúm hoặc Covid-19 cũng có thể gây tăng nhịp tim.

Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu

4.3 Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể làm thay đổi nhịp tim. Ví dụ, thuốc điều trị hen suyễn có thể làm tăng nhanh nhịp tim, trong khi thuốc điều trị bệnh tim như thuốc chẹn beta có thể làm chậm lại nhịp tim.

Nếu bạn thấy nhịp tim thay đổi đột ngột sau khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới và cảm thấy không khỏe hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc để đảm bảo rằng nó phù hợp và an toàn cho bạn.

4.4 Bệnh tim

Trong một số trường hợp, nhịp tim không bình thường (loạn nhịp tim) có thể xuất phát từ sự bất thường trong hệ thống điện sinh lý của tim. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tim đập chậm hơn, nhanh hơn, hoặc không đều.

4.5 Các tình trạng sức khỏe khác

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe khác như nhiễm trùng, thiếu máu hoặc bệnh liên quan đến tuyến giáp cũng có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể gây tăng nhanh nhịp tim, bao gồm việc tiêu thụ caffeine, rượu, hoặc thời kỳ mang thai.

5. Hướng dẫn cách đo nhịp tim cho người lớn tuổi

Người cao tuổi có thể kiểm tra nhịp tim của mình bằng cách sử dụng ngón trỏ và ngón áp út cùng nhau, mà không cần ấn lực quá mạnh. Các điểm bắt mạch có thể được xác định tại những vị trí như sau:

  • Cổ (động mạch cảnh): Bắt đầu từ dái tai và di chuyển ngón tay dọc theo xương hàm ở phía dưới.
  • Cổ tay (động mạch quay): Đặt lòng bàn tay ngửa và bắt mạch ở vùng hố quay gần cổ tay.
  • Bên trong khuỷu tay (động mạch cánh tay): Bắt đầu ở khu vực giữa mặt trong của khuỷu tay, kéo ngón tay theo đường nếp khuỷu tay về phía trong.

Sau khi xác định được vị trí mạch, người cao tuổi có thể đếm số nhịp tim trong 60 giây. Nếu muốn có kết quả nhanh hơn, bạn có thể sử dụng các phép tính sau:

  • Đếm nhịp tim trong 10 giây và nhân kết quả với 6.
  • Đếm nhịp tim trong 15 giây và nhân kết quả với 4.
  • Đếm nhịp tim trong 30 giây và nhân kết quả với 2.

Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu

6. Phòng ngừa rối loạn nhịp tim cho người cao tuổi

Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, những người cao tuổi có thể thực hiện những thay đổi đơn giản trong lối sống của mình như:

  • Ăn uống lành mạnh: Hạn chế muối và chất béo như bơ, mỡ động vật, tăng cường trái cây, rau và thực phẩm ngũ cốc.
  • Tập thể dục hằng ngày: Đặt mục tiêu ít nhất 30 phút mỗi ngày cho hoạt động như đi bộ nhanh hoặc đạp xe.
  • Không hút thuốc lá: Nếu hút thuốc, hãy dần dần giảm và dừng hoàn toàn.
  • Giữ cân nặng ổn định: Tránh thừa cân bằng chế độ ăn cân đối và tập thể dục đều đặn.
  • Kiểm soát huyết áp và cholesterol: Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp và cholesterol.
  • Hạn chế uống rượu: Giữ mức uống là một ly/ngày cho phụ nữ và nam giới trên 65 tuổi, hoặc hai ly/ngày cho nam giới dưới 65 tuổi.
  • Theo dõi sức khỏe và thăm bác sĩ đều đặn.
  • Kiểm soát stress: Thực hiện các hoạt động giảm stress như thiền, yoga, hoặc thời gian nghỉ ngơi thư giãn.

7. Khi nào cần khám bác sĩ?

Người bệnh nên đến thăm bác sĩ trong những trường hợp sau đây:

  • Nhịp tim khi nghỉ ngơi quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Nhịp tim bỏ nhịp hoặc không đều.
  • Cảm giác tim đập nhanh, đặc biệt là khi cảm nhận mạch đập mạnh trên cổ.

Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu

Người lớn tuổi nên đặt lịch hẹn thăm bác sĩ ít nhất một lần mỗi năm để kiểm tra sức khỏe. Quá trình đo nhịp tim là một phần quan trọng của mỗi cuộc thăm khám, giúp bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề bất thường về sức khỏe.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc đã có được một câu trả lời chính xác cho câu hỏi nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu rồi. Đừng quên đón chờ thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại Y tế giá sỉ nhé!